Việc kiểm định chất lượng công trình là việc làm cần thiết sau khi công trình xây dựng được hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Vậy kiểm định chất lượng công trình gồm những bước nào và tại sao chúng ta cần phải kiểm định chất lượng công trình xây dựng?
1. Khái niệm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Ý nghĩa của việc kiểm định chất lượng công trình là để tìm hiểu, đánh giá và giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp nếu xảy ra giữa bên chủ đầu tư và bên đơn vị thi công.
Theo thông tư số 03/2011/TT-BXD, Kiểm định chất lượng công trình xây dựng được hiểu như sau:
“Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (viết tắt là kiểm định) là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.”
Các trường hợp công trình buộc phải thực hiện việc kiểm định chất lượng:
– Khi công trình gặp phải sự cố hoặc xuất hiện sai sót về chất lượng;
-Khi xảy ra tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;
– Kiểm định theo định kỳ các công trình đang trong quá trình sử dụng;
– Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;
– Phúc tra chất lượng khi có sự nghi ngờ về chất lượng công trình xây dựng;
– Kiểm định trong những trường hợp khác theo các quy định của pháp luật.
2. Tại sao cần phải Kiểm định chất lượng công trình xây dựng?
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là bước cần thiết sau khi mỗi công trình hoàn thành, tùy vào mức độ và quy mô của công trình xây dựng mà quá trình Kiểm định chất lượng công trình xây dựng có thể khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích của việc kiểm định là để đảm bảo an toàn và đánh giá chi tiết về chất lượng của công trình sau quá trình thi công và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là một công tác quan trọng trong hệ thống đảm bảo chất lượng thi công của công trình. Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng một công trình, việc quản lý chất lượng của dự án xây dựng được quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng và thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư. Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bởi hai đơn vị: Chủ đầu tư và Nhà thầu của công trình.
3. Đơn vị nào có thể thực hiện Kiểm định chất lượng công trình xây dựng?
Việc lựa chọn tổ chức kiểm định hoặc tổ chức chứng nhận phải tuân thủ những nguyên tắc bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về đấu thầu, đáp ứng yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 7 hoặc của tổ chức chứng nhận quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2011/TT-BXD, bảo đảm yêu cầu về tính độc lập, khách quan.
Hiện nay các đơn vị thực hiện kiểm định công trình hoặc hạng mục công trình yêu cầu đã có kinh nghiệm hực hiện kiểm định ít nhất 01 công trình trong số các công trình cùng loại và cùng cấp trở lên hoặc 02 công trình số các công trình cùng loại và cấp dưới liền kề với đối tượng công trình được kiểm định.
Các đơn vị kiểm định xác định các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của các bộ phận công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu xây dựng (kiểm định cường độ bê tông của kết cấu; kiểm định độ chặt, độ chống thấm vật liệu; kiểm định xác định hàm lượng phụ gia xi măng …) thì phải đã từng thực hiện công việc kiểm định tương tự.
- Tim hiểu thêm về dịch vụ của phương anh https://diachatphuonganh.com/khao-sat-dia-chat/
- Theo dõi chúng tôi trên facebook https://www.facebook.com/PhuongAnhJSC/